AOI đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Tin tức AOI
  • Nhìn lại chặng đường thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng cánh đồng lớn theo phương châm 4H”, Viện AOI đồng hành với tỉnh An Giang
Pin It

Nhìn lại chặng đường thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng cánh đồng lớn theo phương châm 4H”, Viện AOI đồng hành với tỉnh An Giang

   “4 H” là gì?

   4 H là “Hợp tác”, “Hiện đại”, “Hài hòa” và “Hiệu quả”, là những gì mà đề tài luôn hướng đến kể từ khi bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2018. Viện AOI rất vinh dự và trách nhiệm khi được trực tiếp đồng hành cùng tỉnh An Giang thực hiện 4 tiêu chí này trong mô hình lúa cánh đồng lớn hữu cơ.

   Trải qua muôn vàn khó khăn, nhất là đại dịch Covid 19 kéo dài 2 năm (2019-2020), dẫn đến đề tài không được thực hiện liền mạch, cán bộ thực hiện Đề tài (ĐT) của Viện không theo sát liên tục nông dân tại đồng ruộng trong thời gian thực hiện. Viện AOI rất lấy làm tiếc, vì những nỗ lực trước đó sắp thành công, mẫu test kiểm tra sạch, không nhiễm hoạt chất cấm. Nhưng sau đó tình hình không thể kiểm soát được.

   Nhưng không từ bỏ, cuối năm 2021, đại dịch giảm dần, nhóm thực hiện đề tài lại bắt đầu miệt mài tìm kiếm phương hướng mới, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, có sản phẩm đánh giá thử của CU đạt các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế (EU, USDA và JAS); Và công sức được đền đáp bằng mẫu test vụ lúa gần đây nhất rất khả quan, mẫu sạch.

1

Hình 1. TS. Nguyễn Công Thành chủ nhiệm ĐT phát biểu, giải đáp trong thời gian thảo luận

   Ngày 22/6/2022, đề tài đã được Sở Khoa học và Công nghệ An Giang tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu. Tuy Đề tài không được kết thúc thật trọn vẹn như mong muốn trước đó, nhưng được khép lại bằng những điều tốt đẹp, những cánh đồng thật sự sạch được tuyển chọn, khẳng định lúa hữu cơ có thể thực hiện được trên đất lúa thâm canh 2-3 vụ/năm của tỉnh An Giang thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp với HTX/nông dân.

   Về tiêu chí cánh đồng lớn:

   Điểm hạn chế của ĐT về tiêu chí cánh đồng lớn là chỉ đạt được vào năm cuối với mỗi cánh đồng trên 50 ha; Do khó khăn về mặt khách quan nhóm thực hiện chịu nhiều thách thức về tìm kiếm vùng trồng và vận động nông dân thay đổi nhận thức và tập quán canh tác; Vẫn còn khá nhiều nông dân chưa chịu thay đổi suy nghĩ và cách làm bảo vệ môi trường và tìm kiếm cơ hội trong canh tác hữu cơ, mà còn hoài nghi về cách làm mới. Đây là một điểm hạn chế quan trọng đòi hỏi sự vào cuộc của các ban ngành liên quan trong quá trình nhân rộng mô hình sau khi hoàn thành ĐT.

   Về phương châm Hợp tác:

   ĐT đã đảm bảo thực hiện tốt phương châm Hợp tác trong suốt quá trình thực hiện như tổ chức nông dân, đào tạo và xây dựng tùng bước từ THT lên HTX. HTX Nông Trang Hữu cơ Thành Công là sản phẩm của ĐT qua một thời gian vận động để từ BGĐ cho đến mỗi thành viên hiểu và làm theo cách sản xuất hữu cơ với hoài bảo lớn. HTX đã xây dựng phương án hoạt động lấy mô hình lúa hữu cơ làm nội dung hoạt động chính và bên cạnh xây dựng mô hình trồng nấm rơm hữu cơ lấy nguyên liệu chính từ rơm của lúa hữu cơ do HTX sản xuất. Mô hình nấm rơm không nằm trong ĐT nhưng đây thể hiện sự quyết tâm và thiện chí con đường hữu cơ của HTX, mang đặc điểm bền vững, tăng hiệu quả sản xuất tổng hợp, bảo tồn và tận dụng nguồn tài nguyên trên nông trại và hướng đến một nền nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ.

Hình 2: Tọa đàm thống nhất thành lập HTX Nông Trang Hữu Cơ Thành Công măm 2019

   Cũng trong phương châm Hợp tác, BGĐ HTX đại diện xã viên ký kết hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ mỗi vụ lúa hữu cơ với công ty XNK Đại Dương Xanh với giá ưu đãi trong khi chuyển đổi cũng như khi chứng nhận thử đạt hữu cơ theo EU, USDA và JAS. Như vậy HTX đã thể hiện tiêu chí hợp tác lẫn nhau trong HTX và với doanh nghiệp khá tốt. Tuy nhiên, điểm hạn chế là chưa vận động và cùng với ĐT tuyên truyền, tập huấn và làm thay đổi nhận thức của nông dân để phát triển nhiều xã viên có diện tích ruộng lớn tham gia vào HTX, nên chưa phát triển được cánh đồng lớn do HTX quản lý trong sự liên kết với doanh nghiệp trong những năm đầu tiên thực hiện mô hình ĐT. Đây cũng là khó khăn chung trong các dự án sản xuất hữu cơ.

   Về phương châm Hiện đại:

   Trong canh tác mô hình lúa hữu cơ, đề tài đã áp dụng các phương tiện máy móc hiện đại mà từ trước đó vùng lúa Tri Tôn và các huyện khác chưa áp dụng như máy sạ lúa theo hàng, theo khóm công suất lớn; máy cấy cải tiến 6 hàng; máy làm cỏ lúa theo hàng; máy phun vôi tránh vôi tiếp xúc với người phun và có khả năng phòng trừ sâu bệnh, tăng lượng Canxi cho lúa và phù hợp sản xuất hữu cơ. Đề tài cũng tổ chức và huấn luyện cho nông dân trong HTX sử dụng Drone trong phun chế phẩm phòng trừ sâu bệnh hữu cơ cho lúa của mô hình thuộc HTX.

 

Hình 3: Đề tài sử dụng máy phun vôi của Nhật Bản để phòng trừ sâu bệnh cho lúa hữu cơ trong mô hình

   ĐT nghiên cứu sử dụng phần mềm Mapinr xác định vị trí ruộng, đo diện tích, quản lý đồng ruộng… Qua đó, tất cả nông hộ trong khuôn khổ đề tài đều được xác định vị bằng Mapinr giúp cho việc theo dõi trên thực địa và trên bản đồ một cách có hệ thống và giúp cho việc lập bản đồ vùng dự án lúa hữu cơ phục vụ cho đánh giá của cơ quan độc lập (CU). Hoạt động này đã áp dụng qua việc đánh giá thử mô hình của ĐT đạt các chuẩn hữu cơ EU, USDA và JAS.

   Điểm hạn chế trong phương châm Hiện đại là HTX chỉ thuê mướn máy móc, phương tiện trên mà chưa có khả năng đầu tư, đồng thời ĐT cùng chưa có nguồn kinh phí mua sắm hỗ trợ cho HTX các phuong tiện máy móc này.

   Hạn chế nữa là trình độ áp dụng công nghệ của HTX còn rất yếu và các doanh nghiệp thiếu sẵn sàng cho việc liên kết lâu dài và cùng nhau quyết tâm để học tập và sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc WeTrace. Đây là một dạng Blockchain để quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm mà trong quá trình thực hiện ĐT, nhóm ĐT đã phối hợp và lồng ghép với dự án GRAISEA 2 (của Oxfam), để đầu tư cho liên kết tại Tri Tôn nhưng phía doanh nghiệp chưa sẵn sàng và HTX chưa có nhân viên có đủ trình độ vận hành hệ thống quản lý này.

   Về phương châm Hài hòa:

   Phương châm Hài hòa, ĐT đã thể hiện sự hài hòa lợi ích các bên tham gia và đặc biệt là sự hài hòa với môi trường.

   Những nghiên cứu về nhiễm độc hóa chất trong nông sản đã cho thấy người tiêu thụ có thể đang bị chết dần chết mòn bởi những nông sản tưởng chừng như đang nuôi sống chúng ta mỗi ngày. Thậm chí, thương hiệu nông sản quốc gia bị đánh giá thấp trên trường quốc tế do nhiễm độc hóa chất bị trả về. Nghiên cứu về an toàn thực phẩm gần đây cho thấy rằng, bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 0,9-1kg thuốc BVTV/năm (theo báo Nongnghiep.vn, 18/6/2022).

   Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã thực hiện một nghiên cứu trên 243 người ở vùng có nguy cơ cao tại Hà Nam (2020) và kết quả cho thấy : gần 85% người nông dân tiếp xúc với thuốc bảo thực vật có lượng tồn dư trong máu khá cao, cần phải đi làm tiếp các xét nghiệm. Một cuộc xét nghiệm nhanh với 67 người tại Hà Nội cũng cho thấy 1 nửa số này bị phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Sự phơi nhiễm liên tục với thuốc trừ sâu đã dẫn đến nhiều loại bệnh khác nhau trên con người bao gồm ung thư, gây độc cho hệ thần kinh, khả năng sinh sản, trao đổi chất và phát triển của con người. Trong đó, tiếp xúc với da là con đường phổ biến khi con người tiếp xúc với thuốc BVTV. (TS. Hứa Quốc Trung, 2020).  Gần đây, Bộ NN-PTNT cho biết 1 lô hàng gạo thơm cao cấp giống ST25, nhãn hiệu Nữ hoàng, xuất khẩu vào Bỉ đã phải thu hồi sản phẩm, khuyến cáo người dân không sử dụng khi phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, cụ thể là chất Tricyclazole - một hoạt chất được sử dụng rộng rãi làm thuốc trừ sâu trong ngành trồng lúa gạo (thanhnien.vn, 2021). Sự kiện này đã có bài báo nêu câu hỏi chua cay: Gạo “dính độc” bị trả về: Xứ người chê thì xứ ta xài? (vietnamnet.vn, truy cập 24/6/2022).

   Phương châm Hài hòa về lợi ich khi nông đân hay doanh nghiệp tham gia dự án sản xuất hưu cơ như phân tích các phần đầu đã rõ. Còn về Hài hòa với môi trường qua dẫn chứng trên đây cho thấy chỉ có sản xuất theo phương pháp hữu cơ mới thực sự đảm bảo sự Hài hòa cao nhất so với các kiểu sản xuất thông thường. Hài hoà trong sản xuất hữu cơ liên kết cũng đảm bảo lợi ích của các bên tham gia dự án không mâu thuẩn với nhóm khác với cộng đồng và môi trường nhìn trên tổng thể.

   Về phương châm Hiệu quả:

   ĐT đã góp phần khai thác lợi thế và tiềm năng đất đai của địa phương, vì chất lượng nông sản hữu cơ ảnh hưởng nhiều vào phẩm chất đất đai. Việc ứng dụng công thức bón phân theo tính chất lý, hoá của đất cũng góp phần tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

   Giảm thiểu sâu bệnh hại nhờ môi trường cân bằng cho tất cả sinh vật nên chi phí bảo vệ thực vật luôn thấp hơn canh tác sử dụng phân thuốc hóa học, giảm giá thành sản phẩm.

   Người tiêu dùng có được nhiều dòng sản phẩm để lựa chọn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu – Làm nền tảng để doanh nghiệp chào bán, xuất hàng hữu cơ vào thị trường cao cấp như Nhật bản, Trung quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ…

   Giảm rủi ro trong sản xuất thông qua liên kết tổ chức sản xuất để người sản xuất và doanh nghiệp luôn đồng hành trong hệ thống chuỗi cung ứng - sản xuất - chế biến - kinh doanh hàng hữu cơ.

   Nâng cao và ổn định hiệu quả kinh tế cho nông dân trên mỗi đơn vị diện tích sản xuất. Sản phẩm lúa từ mô hình chuyển đổi hữu cơ của ĐT luôn được các doanh nghiệp liên kết mua cao hơn giá lúa thông thường trong vùng ít nhất 30 % nên đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao hơn cho nông dân.

   Để hoàn thiện báo cáo tổng kết ĐT đã được Hội đồng nghiệm thu nhận xét, góp ý hết sức thuyết phục.  Nhóm thực hiện ĐT thuộc Viện AOI đã chân thành ghi nhận những đóng góp để hoàn thiện ĐT.

Hình 4, 5. Thành viên Hội đồng nhận xét, góp ý thảo luận các nội dung thực hiện ĐT 4H

   Viện AOI tiếp tục nhân rộng kết quả của ĐT 4H, có nghĩa là tiếp tục những dự định và mong muốn. Viện sẽ thông qua sự hợp tác với các công ty Đại Dương Xanh, Công ty Trịnh Văn Phú,… tiếp tục xây dựng mô hình liên kết theo tiêu chí cánh đồng lớn 4 H đạt chứng nhận hữu cơ Quốc tế. Viện AOI khao khát thực hiện sứ mệnh NNHC của mình, không chỉ ở An Giang, mà còn nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa hoc ra trên tất cả những vùng sinh thái khác trong cả nước và quốc tế.

Hinh 6. Đại biểu khách mời diện Công ty Trịnh Văn Phú phát biểu ý kiến

Viện AOI dành những lời cảm ơn sâu sắc đến tỉnh An Giang, vì đã luôn dành một tình yêu và quan tâm đến NNHC, sự hỗ trợ cho nghiên cứu về NNHC. Đây chính là động lực to lớn để các nhà khoa học Viện AOI và tất cả những người yêu mến NNHC, bảo vệ môi trường và hạnh phúc của cộng đồng tiếp tục thực hiện công việc tốt đẹp của mình.

Nhóm Admin Viện AOI

 

Liên hệ

Địa chỉ: 54/17 Bùi Quang Là, P.12, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: (+84) 989 596 877

Email: vienhuucoachau@gmail.com

 

MAP

Facebook