AOI đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững

XÂY DỰNG “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030” TẠI TỈNH SÓC TRĂNG

Ngày 10/2/2022 (nhằm mùng 10 tháng Giêng), Viện AOI đã tham gia báo cáo trước Hội đồng thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030”; Hội đồng đánh giá, phản biện gồm:  Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, các Phó chủ tích Ủy ban Nhân dân tỉnh và các ban ngành liên quan như Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Sở KH&CN…Sự kiện này cho thấy sự quan tâm và tiên phong của tỉnh Sóc Trăng đi đầu thực hiện các chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ.

027cdbaad0971cc94586

Đề án phối hợp xây dựng bởi Viện AOI, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm và Thủy sản tinh, Sở NN&PTNT. Nhóm tham gia xây dựng Đề án và trình bày báo cáo phía Viện AOI gồm có TS. Nguyễn Công Thành Viện trưởng Viện AOI và nhóm chuyên gia của Viện. Buổi báo cáo đã diễn ra khá tốt đẹp, gồm các nội dung sau:


- Triển khai tuyên truyền, tổ chức và điều phối Đề án;
- Nâng cao năng lực các tác nhân tham gia;
- Hỗ trợ hoạt động tư vấn thực hiện Đề án;
- Thực hiện các mô hình sản xuất hữu cơ, và
- Quảng bá, kết nối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

  • Xây dựng các mô hình Nông nghiệp Hữu cơ giai đoạn 2022-2025, bước đầu xây dựng 5 nhóm mô hình bao gồm 32 mô hình trên 11 huyện, thị xã, thành phố tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và vùng sinh thái địa phương (vùng nhiễm mặn, vùng ngọt và vùng lợ) . Bước đầu hướng đến xây dựng các mô hình đạt các tiêu chuẩn hữu cơ Quốc tế, Khu vực và Việt Nam.
  • Định hướng đến 2030, Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt trên 2.000 ha chiếm 1% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực như lúa, cây ăn trái, hành tím và  một số loại màu, rau củ,... Xây dựng vùng trồng trọt hữu cơ cho hành tím, cây có múi.

Sản xuất hữu cơ có chứng nhận phát triển nhân rộng về diện tích và được áp dụng trên nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác. Trong đó, mũi nhọn là hành tím và cây có múi, bên cạnh chú trọng phát triển cây trồng phục vụ chăn nuôi hữu cơ như bắp, đậu nành…

Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt hữu cơ có chứng nhận cao gấp 1,5 -1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên diện tích lúa hữu cơ đều có chứng nhận hữu cơ: tôm càng xanh, một số loài thủy sản bản địa.

Chăn nuôi bò thịt hữu cơ, gia cầm thả vườn hữu cơ đạt chứng nhận trên nhiều huyện thị xã của tỉnh Sóc Trăng…

9cac578554b898e6c1a9

 Hình 2. Báo cáo Đề án của Viện AOI tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng

Báo cáo Đề án của Viện AOI nhận được sự thảo luận và đóng góp của Hội đồng, đặc biệt sự góp ý của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, các Phó Chủ tịch Ủy ban và các ban ngành liên quan. Viện AOI ghi nhận những ý kiến đóng góp, sớm bổ sung, hoàn thiện Đề án để trình ra Hội đồng Nhân sân tỉnh Sóc Trăng thông qua kế hoạch thực hiện.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện AOI luôn nỗ lực để phù hợp với những mong muốn đóng góp ý kiến của tỉnh nhà; Vì một mục tiêu chung “Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng và phát triển Bền vững”.

Nhóm Admin Viện AOI

VIỆN AOI THAM GIA XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÚA HỮU CƠ VÙNG CHUYÊN CANH TẠI TỈNH AN GIANG 

 

      Trong khuôn khổ ĐT 4H do Sở KH&CN tỉnh An Giang tài trợ, nhóm chuyên gia Viện AOI đang nỗ lực xậy dựng mô hình lúa hữu cơ trên vùng chuyên canh 2-3 vụ/năm. Những ngày cuối năm, giáp Tết bận rộn, nhưng nhóm thực hiện ĐT và nông dân liên kết vẫn dành thời gian làm việc nhiệt tình với nhóm công tác thăm mô hình 2 cánh đồng lớn với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ: 

  1. Hoạt động tại HTX Thành Công

Nhóm thực hiện ĐT đã đi thăm cánh đồng lúa HTX Thành Công lần thứ hai sau khi xuống giống. Lúa hiện bị ảnh hưởng của phèn nên cây lúa chưa thực sự phát triển tốt. Nông dân hiện đang thực hiện bơm nước rửa phèn, chăm sóc thường xuyên, sau bón phân đợt 1 cánh đồng sẽ cải thiện. Viện AOI sẽ tiếp tục theo dõi đồng hành với HTX trong thời gian sắp tới, và hướng dẫn kỹ thuật thuòng xuyên để bà con nông dân yên sản xuất theo mô hình.

z3156402588941 73e87c9c9cc4de4aadfab3c1e1ca53e4

Hình 1,2. Viện AOI làm việc với HTX Thành Công và thăm cánh đồng lúa lần 2 (27/01/2022)

  1. Hoạt động tại THT Tà Đảnh, huyện Tri Tôn

Cũng trong ngày 27/1/2022, Viện AOI đã tổ chức thăm cánh đồng lúa của một Tổ hợp tác (THT) sản xuất mô hình tại Rừng Tràm Tà Đảnh, thuộc HTX Thành Công, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, THT đã tham gia dự án, xây dựng mô hình cánh đồng lớn, sản xuất theo hướng hữu cơ, với giống DS1, diện tích hơn 80ha (trong đó có 70 ha liền canh). Các thành viên THT đã có niềm đam mê, sản xuất theo quy trình Hữu cơ với ý thức góp phần bảo vệ môi trường sống và cung cấp nông sản sạch cho xã hội. Vì vậy, các anh trong THT đã tự nguyện gắn bó, nỗ lực thực hiện mô hình. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng cần có ở những người nông dân tiên tiến để đi đầu trong việc tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vừng, hữu cơ. Những nông dân trẻ, tiến bộ này là sự mong muốn cho các dự án và hứa hẹn thành công khi có sự tham gia của các họ và triển vọng nhân rộng mô hình ra các vùng canh tác tương tự tại địa phương.

z3156402748336 b88e1644b1cb90fc232162774f4cc930

Hình 3,4. Thảo luận quy trình canh tác liên kết và thăm mô hình cánh đòng lớn thứ hai tại Rừng Tràm Tà Đảnh, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (Sáng 27/01/2022)

  1. Hoạt động ti HTX Lương An Trà

      Nối tiếp hoạt động đã thảo luận với các HTX và Uỷ ban nhân dân xã Lương An Trà ngày 12/01/2022, chiều ngày 27/1/2022 Viện AOI đã có chuyến tham quan cánh đồng lúa của HTX Lương An Trà, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, An Giang. Chuyến thăm nhằm bàn kế hoạch hợp tác, liên kết nhân rộng mô hình cánh đòng lớn sản xuất lúa hữu cơ trong vụ Hè Thu năm 2022. Hiện tại, vụ Đông Xuân năm 2021-2022, đề tài 4H đã xây dựng 2 mô hình cánh đồng lớn tại hai xã Tân Tuyến (58 ha và Tà Đảnh (80 ha), đều thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang theo yêu cầu của đề tài. Đối với HTX Lương An Trà đã tham gia mô hình chuyển đổi theo hướng canh tác hữu cơ 3 từ năm qua. Do đó, hiện tại, HTX có điều kiện chuyển sang liên kết canh tác lúa hữu cơ hoàn toàn và có thể chứng nhận đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Nhóm chuyên gia đã thu thập mẫu đất , mẫu lúa để tái kiểm tra và chuẩn bị thực hiện canh tác theo Quy trình hoàn toàn hữu cơ trong vụ Hè Thu năm 2022 tới.

z3156402748335 21efd4adcd463d97bc7cfb0d45b0f5cb

Hình 5,6. Thăm cánh đồng Lúa chuyên canh, chuẩn bị cảnh tác Hữu cơ của HTX Lương An Trà, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

 VIỆN AOI THAM GIA XÂY DỰNG HÌNH LÚA HỮU VÙNG CHUYÊN CANH TẠI TỈNH AN GIANG TRONG KHUÔN KHỔ ĐỀ TÀI 4H 
 
Hoạt động tại HTX Thành Công
 
      Trong khuôn khổ ĐT 4H do Sở KH&CN tỉnh An Giang tài trợ, nhóm chuyên gia Viện AOI đang nỗ lực xậy dựng mô hình lúa hữu cơ trên vùng chuyên canh 2-3 vụ/năm. Sáng 12/1/2022, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang đã có cuộc tham quan và đánh giá mô hình tại HTX Thành Công đang thực hiện mô hình này tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 
 
 
IMG 20220116 093704IMG 20220116 093517
Hình 1,2. Gặp gỡ giữa các bên tại HTX Thành Công
 
Các bên đã tham gia khảo sát mô hình thực tế trên cánh đồng lớn liên kết “bốn nhà” (Sở KHCN An Giang, Viện AOI, Trung tâm KTDV Nông nghiệp An Giang, Công ty liên kết và HTX Thành Công). HTX Thành Công thực hiện canh tác giống lúa DS1 phù hợp với điều kiện tự nhiên (đất phèn khảo sat ngay tại thời điểm tham quan với pH đất 4, pH nước 5). HTX đầu tư cơ sở vật chất như máy sạ hàng theo khóm có chiều dài 6m do HTX tự sáng chế, máy bơm nước điều chỉnh được lượng nước, máy san đất cho bằng phẳng... .Kết quả nhận thấy bước đầu HTX Thành Công đã thực hiện tuân thủ tốt quy trình canh tác hữu cơ do ĐT yêu cầu. 
 
Hoạt động hợp tác với Công ty TNHH MTV Trịnh Văn Phú
 
       Hướng tới sự hợp tác hiện tại và tương lai, thực hiện Dự án xây dựng mô hình hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái cộng đồng tại khu hồ Tà Pạ, huyện Tri Tôn. Các bên đã có nhưng định hướng cũng như bước đầu thúc đẩy dự án phát triển, liên kết doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ, hỗ trợ nông dân thiểu số vùng dự án canh tác nông sản hữu cơ với giá thu mua ưu đãi và hướng dân dịch vụ du lịch sinh tái cộng đồng cải thiện sinh kế lâu dài cho bà con.
 
IMG 20220114 102505
 
Hình 3. Gặp mặt đối tác Công ty TNHH MTV Trịnh Văn Phú trao tặng Viện AOI sản phẩm gạo ST 25 thương hiệu “Bảy Núi” tăng cường nhiều Acid amin và Collagen.
 
Hoạt động tại Uỷ ban Nhân dân xã Lương An Trà
 
       Đây là hoạt đồng thuộc một phần trong Dự án 4H, buổi gặp gỡ chiều ngày 12/1/2022 với Hội Nông dân tại ủy ban xã Lương An Trà để bàn mở rộng mô hình lúa hữu cơ vùng chuyên canh thuộc ĐT 4 H.
       Về phía Uỷ ban nhân dân xã Lương An Trà đã mời 9 hộ nông dân và đại diện 03 HTX đến tham dự . Các bên đã trao đổi về kế hoạch, hướng đi xây dựng mô hình hữu cơ tại huyện Tri Tôn. Cuộc họp đã nhận được phản hồi khá tốt từ các hộ nông dân và các HTX. HTX Lương An Trà dự kiến tham gia cánh đồng hơn 50ha. Hiện HTX đang sản xuất giống lúa ST24 đang canh tác tại xã Lương An Trà quyết tâm đồng hành cũng Dự án, xây dựng mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ. Các hộ nông dân khác cam kết đồng hành cùng Dự án trong thời gian tới nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng giá trị nông sản có chứng nhận theo nhu cầu thị trường trong thời gian tới, tăng thu nhập cải thiện đời sống bà con nông dân.
 
IMG 20220116 095730
Hình 3,4. Đại diện Hội Nông dân xã Lương An Trà và Viện trưởng Viện AOI phát biểu
 
      Viện AOI chân thành cảm ơn sự tài trợ và hợp tác của Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh An Giang; các Doanh nghiệp tham gia liên kết, Trung tâm KTDV Nông nghiệp tỉnh, Dự án G2 thuộc Oxfam Việt Nam; Chính quyền các huyện, xã tham gia và đặc biệt các HTX và Nông dân đã nỗ lực hết mình để xúc tiến thực hiện các mô hình Lúa hữu cơ có chứng nhận quóc tế, trong khuôn khổ đề tài 4H tại An Giang. 
Nhóm Admin Viện AOI
 
 

TS. Nguyễn Công Thành, Viện NC&PT Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI)

Bèo hoa dâu-Azolla là một loại phân bón sinh học cho cây trồng. Nó bổ sung đầy đủ chất hữu cơ và Azolla như là loài dương xỉ dưới nước có khả năng cố định đạm (nitơ) rất triển vọng trong sản xuất, nhất là hữu cơ.

Sự phát triển Azolla biểu thị độ phì nhiêu của đất và sức khoẻ của đất. Nó giúp kiểm soát sự phát triển của cỏ dại trong ruộng lúa, nâng cao hiệu quả của việc bón phân đạm (N) hóa học và giảm ô nhiễm môi trường. Azolla có thể dễ dàng trồng ở những vùng đất thấp, với sản lượng sinh khối hàng năm hơn 300 tấn / ha. Nó có thể được sử dụng thành công cả trong mùa mưa và mùa khô. Nó thích hợp cho các vùng đất thấp, thuận lợi tưới tiêu và có lượng mưa (độ sâu mực nước 0–25 cm). Khoảng 5 đến 10 cm nước đọng, pH thích hợp từ hơi chua đến đất trung tính (pH 5,5–7) với lượng lân(P) sẵn có cao, nhiệt độ vừa phải (25–30 ° C) và cường độ ánh sáng cao hợp lý  (chiếu sáng trực tiếp khoảng 60%) là thuận lợi cho Bèo hoa dâu phát triển. Nó cũng có thể được trồng trên đất ít lân bằng cách bón phân lân và phân hữu cơ.

   Untitled1

Kỹ thuật sản xuất Bèo hoa dâu

Bèo hoa dâu Azolla hiện được sản xuất thông qua nhân giống sinh dưỡng. Các phương pháp sản xuất đơn giản, hiệu quả và có thể dễ dàng được những người nông dân chấp nhận. Chúng tôi gọi là công nghệ nhân sinh khối theo Ân Độ.

Chuẩn bị đất tốt thành các ô từ 10 đến 25 m2 như các hồ nhỏ (hoặc bạt nilon). Duy trì nước đọng từ 5 đến 10 cm trong suốt trời gian trồng. Thả lượng Azolla tươi từ 100 đến 200 g / m2. Bón phân lân đơn 2,5 g đến 3,75 g / m2 mỗi tuần. Sau khi hình thành thảm thực vật Béo hoa dâu phủ đầy khung thì thu hoạch hai phần ba lượng Bèo Azolla. Để lại một phần ba còn lại để nhân tiếp.

(Có thể sử dụng phân bò, phân hữu cơ vi sinh với lượng rất nhỏ bón cho Bèo dâu

Đáy hồ trồng có một lượng bùn đất (Phù sa) dày 15-25 cm.

Thay 1/3 lượng nước sau một thời gian trồng (vàì tháng tùy điều kiện và tùy phát triển của bèo))

Một vườn ươm 1.000 m2, sản xuất 1.000 đến 1.500 kg Azolla tươi mỗi lần/tuần, đủ để bón trên ruộng từ 1 đến 1,5 ha. Các ao mương sâu hoặc cạn cũng có thể được sử dụng để nhân giống Azolla.

Viện AOI đã chuyển giao kỹ thuật nhân Bèo hoa dâu tại xã Tam Phước, huyện Long Điền (Bà Rịa-Vũng Tàu) có kết quả rất tốt:

Bèo hoa dâu hiện đã được nhóm chuyên gia hợp tác với Hội ND và Hội CCB xã Tam Phước trồng thử nghiệm và kết quả bước đầu rất tốt đẹp. Với công nghệ mới theo kiểu Ấn Độ tận dụng đất đai phi nông nghiệp, diện tích nhỏ lẻ, hoặc bờ bao, mương rãnh, lề đường... đều có thể sản xuất được Bèo hoa dâu đem lại giá trị cao. Theo kết quả thực tế đã làm ở Tam Phước, tính toán quy ra một công đất (1000 m2), trong vòng 7 ngày (thực tế 3-4 ngày), sản xuất được ít nhất 500 kg Bèo hoa dâu, với giá thấp nhất 1000 đ/kg (khi chưa phổ biến, còn thực tế là 4000 đ/kg), thì một tháng 1 công đất thu nhập ít nhất 8 triệu đồng với chi phí sản xuất xây bể bạt nilon rất thấp và đất phi nông nghiệp tận dụng thì hiệu quả thật sự cao so với sản xuất cây trồng thông thường tại địa phương.

 Untitled2

Tác dụng của Bèo hoa dâu

- Bèo Azolla chứa 16% protein tính theo trọng lượng khô và có thể được sử dụng làm thức ăn bổ sung cho động vật như cá, gà, vịt, gia cầm và gia súc…

- Azolla là chất hấp thụ kali hiệu quả và có lợi cho lúa, cây trồng trên đất thiếu K.

- Azolla giúp khử độc kim loại nặng và nhiều loại chất ô nhiễm khác.

- Phân ủ Azolla có thể được sử dụng để trồng hoa quả và rau.

- Azolla cũng có thể được sử dụng để sản xuất khí sinh học.

- v.v…

Nhóm Admin Viện AOI

Thông tin Nông nghiệp Bền vững và Hữu cơ:

“An Giang: Trồng nấm rơm kiểu mới lạ, nấm mọc chi chít, nông dân bất ngờ thu 2 triệu/ngày”

Đây là một hoạt động thuộc Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng cánh đồng lớn theo phương châm 4 H” hợp tác giữa Sở KH&CN tỉnh An Giang với Viện NC&PT Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI)

Xin xem toàn bài báo được đăng trên: https://danviet.vn/an-giang-trong-nam-rom-kieu-moi-la-nam-moc-chi-chit-nong-dan-bat-ngo-thu-2-trieu-ngay-20211101184059002.htm

Anh Nguyễn Thanh Hà, tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang)

Năm 2020, anh Hà đầu tư 500m2 trồng nấm rơm trong nhà kính.

Mô hình trồng rơm trong nhà kính

Anh học hỏi kinh nghiệm từ nhiều tỉnh Kiên Giang, thành phố Châu Đốc, qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng…sự hỗ trợ nhiệt tình của ngành chuyên môn các cấp.

Để nấm rơm có năng suất và chất lượng cao, cần nắm vững kỹ thuật, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của nấm rơm thì người trồng có thể điều chỉnh các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm…cho thích hợp.Hiện tại, anh có 8 nhà nấm, trồng nấm rơm trong nhà kính. Mỗi nhà có diện tích 24m2, bố trí các kệ để chất rơm ủ với độ dày hợp lý để nấm rơm phát triển, chủ động, điều chỉnh, quản lý tốt nhiệt độ, độ ẩm và các sinh vật hại, đặc biệt không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Hợp tác giữa Sở KH&CN tỉnh An Giang với Viện NC&PT Nông nghiệp Hữu cơ Á Châu (AOI)

Thời gian chất và ủ nấm là 30 ngày, thu hoạch thành phẩm kéo dài từ 10 ngày đến 20 ngày. Chi phí đầu tư 500m2 là 400.000 triệu đồng, trung bình mỗi ngày anh thu từ 30 – 50kg nấm rơm sạch, giá bán 50.000 – 60.000 đồng/kg, thu về 2.000.000 đồng/ngày. Để có được kết quả như hiện tại,anh cũng đã thất bại 2 lầm.

Sản phẩm nấm rơm được trồng từ nhà kinh

Không chỉ thu nhập cao từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính, mà vợ chồng anh Hà còn là người nông dân gắn bó với ruộng đồng. Với 5 héc-ta đất trồng lúa 3 vụ mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. “Ở đây mình làm ruộng thấy nguồn rơm dồi dào, bỏ thì lãng phí. Vì vậy tận dụng nguồn rơm sẵn có để làm nấm”

Mô hình trồng nấm rơm kiểu mới lạ này cho thấy hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

 

 

Thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại nhằm thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp, mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác thông qua ứng dụng công nghệ 4.0. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG) – Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản và để xuất khẩu có thể cạnh tranh thì phải hy sinh lợi ích của người nông dân. Đó là nghịch lý của một ngành được ví như trụ đỡ của nền kinh tế.

Thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại nhằm thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp, mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác thông qua ứng dụng công nghệ 4.0. Ảnh: Thành Hoa


Để trở thành một nền nông nghiệp sản xuất lớn, cần tạo ra động lực mới. Trong quan điểm phổ biến hiện nay, tái cấu trúc kinh tế nông nghiệp phải đưa ra được một quyết sách mới cho phát triển nông nghiệp, bao gồm cả chính sách đất đai phù hợp, chính sách tạo lập quan hệ sản xuất mới.

Điều cần quan tâm đầu tiên là chính sách nào sẽ tạo nên động lực cho phát triển? Một chính sách tạo được động lực phải dựa trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích từ phát triển, bao gồm lợi ích của quốc gia, lợi ích của cộng đồng, địa phương và lợi ích của các bên tham gia vào quá trình sản xuất. Từ động lực đó, có thể đưa ra các cơ chế cụ thể giúp tăng năng suất, tăng sản lượng và chất lượng nông sản với giá trị gia tăng cao hơn.

Đã đến lúc không thể chỉ chú trọng vào các chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu, mà phải chuyển sang nền nông nghiệp chất lượng cao, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao một cách có hiệu quả và bền vững.

Nông nghiệp công nghệ cao chắc chắn không phải một mô hình kinh tế, vì thế phải gắn liền với chuỗi giá trị sản phẩm và của ngành. Do đó, tư duy và định hình lại các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện nay là yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết. Trong đó, Nhà nước nên: 1. Khuyến khích và hỗ trợ các dự án nông nghiệp hữu cơ theo mô hình phát triển bền vững; 2. Tập trung đầu tư cho khoa học-công nghệ và tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; 3. Chú trọng xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; 4. Coi trọng vai trò tạo động lực và dẫn dắt của các tập đoàn kinh tế tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp; và 5. Khởi tạo nguồn quỹ mới chuyên đầu tư phát triển ngành sản xuất công nghiệp nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp hữu cơ, các hoạt động sản xuất nông nghiệp phải dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học (tạo và lai giống, bảo quản nông sản, thực phẩm…), công nghệ nano (phòng trừ bệnh hại, phân bón cho cây trồng…) và công nghệ lượng tử (xử lý nước…). Với nông nghiệp công nghệ cao, đó là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại nhằm thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp, mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp thông qua ứng dụng công nghệ 4.0. Để nông nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận những thành tựu của tương lai này, Nhà nước nên có cơ chế đặc biệt nhằm chào đón các nhà khoa học – kiều bào trên khắp thế giới có nguyện vọng trở về phục vụ đất nước.

Chuỗi giá trị là tư duy chiến lược chứ không phải là mô hình kinh doanh. Dù có thể đa dạng về hình thái sản xuất song các mô hình nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng được ba yêu cầu cơ bản. Một là, phải có được lợi thế về quy mô, tức sản xuất nông nghiệp ở quy mô công nghiệp, nhờ đó tạo khả năng tốt hơn trong hấp thụ vốn và công nghệ. Hai là, phải gắn vào chuỗi giá trị, bao gồm chuỗi giá trị sản phẩm (hạt gạo, cám gạo, dầu gạo, silica…) và chuỗi giá trị ngành (R&D, tạo giống, trồng trọt, chế biến, logistics và phân phối). Ba là, sản phẩm làm ra phải có cơ hội tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ chuỗi giá trị sản phẩm trong ngành và ngành có liên quan để chọn ra một hoặc nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh cao về chất lượng và giá bán nhằm tập trung nguồn lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp có sản phẩm thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Để sản xuất nông nghiệp bền vững thì sản xuất theo chuỗi giá trị có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là xuất khẩu. Từng nông hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp đơn lẻ không thể tự thực hiện được chuỗi sản xuất và tiêu thụ ở thị trường quốc tế. Liên kết giữa các nông hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp mới đủ năng lực nâng cao giá trị cho nông sản Việt và tiếp đó là thâm nhập thị trường quốc tế.

Ai có khả năng tư duy, hoạch định và thực hành tốt chiến lược về chuỗi giá trị nông nghiệp, và đâu là điểm đến an toàn cho những phát kiến đột phá về công nghệ ứng dụng cho nông nghiệp hữu cơ nếu không phải là các tập đoàn kinh tế tư nhân. Có một thực tế buồn là tập đoàn kinh tế tư nhân có xuất thân và đi lên từ nông nghiệp ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay, và các tập đoàn có năng lực R&D về khoa học-công nghệ ứng dụng cho nông nghiệp công nghệ cao thì càng hiếm hoi hơn.

Nói đến tập đoàn kinh tế là nói đến mô hình tổ chức nhóm công ty và quản trị công ty trong tập đoàn, trong khi đây lại là điểm yếu lớn nhất của phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều công ty con, kinh doanh nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm không đồng nghĩa là một tập đoàn kinh tế, và khi năng lực quản trị trong tập đoàn cũng kém thì càng không thể nói tới phát triển nông nghiệp bền vững được.

Trong vai trò như một bác sĩ hoặc một kiến trúc sư, các chuyên gia tư vấn chiến lược và quản trị công ty sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đồng hành cùng các doanh nghiệp, tập đoàn có tham vọng phát triển lớn trong lĩnh vực nông nghiệp ngay từ ban đầu. Họ cần được trân trọng và động viên, khích lệ vì sứ mệnh này.

Đặc thù của các dự án nông nghiệp công nghệ cao là quy mô lớn nên cần nhiều vốn, thời gian thực hiện kéo dài, vòng quay vốn chậm, rủi ro cao… Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đều hạn chế về năng lực lập luận chứng kinh tế – kỹ thuật; các hồ sơ dự án cắt ghép, dự toán đầu tư, kế hoạch kinh doanh và tài chính đều xây dựng theo mô hình tài chính cũ, lạc hậu so chuẩn mực quốc tế.

Cái mà nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao thực sự cần chính là dòng vốn “tín dụng dành cho đầu tư” thay vì dòng vốn “tín dụng thương mại”. Do vậy, vấn đề đặt ra không phải là mở rộng hay nới lỏng các tiêu chuẩn để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, mà Nhà nước nên khuyến khích và tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các quỹ tài chính trong nước. Các quỹ này vừa đóng vai trò như một nhà đầu tư tài chính, vừa có chức năng cung cấp các khoản tín dụng dài hạn tương tự như các ngân hàng thương mại.

Các quỹ tài chính không nên rập khuôn các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng qua tài sản thế chấp như các ngân hàng thương mại, mà nên tập trung vào việc xây dựng bộ tiêu chí (định tính, định lượng) có tính khoa học nhằm đánh giá và xếp loại các dự án nông nghiệp thông qua báo cáo khả thi dự án đầu tư, và cân bằng rủi ro thông qua tài sản thế chấp là tài sản hiện có đồng thời với tài sản hình thành trong tương lai của dự án đầu tư của doanh nghiệp.

(*) Chuyên gia tư vấn của Strategic Foresight

Nguồn: https://thesaigontimes.vn/nong-nghiep-viet-nam-de-la-nguoi-dan-dau/

 

Bà con phấn khởi thu hoạch tôm lúa. Ảnh: HTX.

Từ xã chuyên canh mía và hoa màu, giờ đây xã Trí Lực phát triển đến 2.400 ha lúa-tôm, trong đó có 300ha lúa hữu cơ, 1.100ha lúa sạch, những cánh đồng tôm rộng lớn...

Bất chấp biến đổi khí hậu, mô hình tôm lúa, tôm sinh thái dưới tán rừng đã và đang mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho nhiều nông dân ĐBSCL.

Mô hình lúa tôm là hình thức canh tác “Một vụ Tôm – Một vụ Lúa” trên vùng đất có 6 tháng nước ngọt và 6 tháng nước mặn. Trong 6 tháng nước ngọt thì nông dân gieo xạ lúa, còn trong 6 tháng nước mặn còn lại thì để nuôi con tôm. Vì vậy, đây là mô hình bền vững về mặt kinh tế và hiệu quả đầu tư, ổn định và tăng thu nhập cho người sản xuất trước những ảnh hưởng tiêu cực khi có biến động giá cả, thị trường.

Mô hình tôm lúa tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình, Cà Mau cho thấy bền vững về mặt kinh tế. Ảnh: Trần Trung.

Mạnh dạn chuyển đổi

HTX Trí Lực là một trong những hợp tác xã tiên phong chuyển đổi mô hình sản xuất, bắt đầu thành lập từ năm 2018, đến nay HTX có 15 thành viên và trên 200 hộ dân liên kết sản xuất với chuỗi liên kết sản xuất lúa chất lượng cao gần 1.000 ha và 200 ha lúa hữu cơ đạt chuẩn châu Âu.

Bà con phấn khởi thu hoạch tôm lúa. Ảnh: HTX.

Bà Trương Thị Kiều Diễm, xã viên HTX nông nghiệp sản xuất tôm lúa Trí Lực cho biết, gia đình bà có 4 ha đất, trước đây chủ yếu canh tác mía, mặc dù năm được năm mất nhưng chung quy lại thu nhập không đáng là bao. Từ khi tham gia vào HTX, thấy lợi ích của mô hình tôm lúa, bà mạnh dạn chuyển đổi, nhờ được chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất đến hỗ trợ đầu ra, hiện mỗi ha tôm lúa của gia đình cho thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng. Đây là số tiền bà thầm mơ ước khi còn canh tác mía, nay trở thành hiện thực.

“Làm tôm lúa mấy năm nay khoẻ lắm, trong quá trình nuôi trồng, phát sinh dịch bệnh chỉ cần Alo cho HTX là có bộ phận kỹ thuật tư vấn ngay, đặc biệt, chuyện mua bán không cần phải nghĩ, lúa chín, tôm đến kỳ thu hoạch mình Alo cho HTX là có người đến tận đồng thu mua”, bà Diễm chia sẻ.

Ông Lê Văn Mưa - Giám đốc HTX Trí Lực cho biết, nhờ có HTX, chuỗi liên kết đầu vào đầu ra của các thành viên ổn định. Ảnh: Trần Trung.

Ông Lê Văn Mưa, Giám đốc HTX cho biết thêm, tiền thân của HTX là tổ hợp tác, trước đây chuỗi liên kết đầu vào và đầu ra không ổn định từ đó nông sản làm ra hay bị thương lái ép giá. Từ năm 2018 đến nay, khi HTX đi vào hoạt động thì chuỗi liên kết đầu vào đầu ra ổn định, từ hạt lúa đến con tôm đều được các đối tác thu mua hết, không để sót dù chỉ 1 hạt.

“Quy trình sản xuất của HTX hiện nay là tôm sạch, lúa sạch và lúa hữu cơ, lúa sạch năm rồi là 7.600 đồng/kg còn lúa hữu cơ tới 8.500 đồng/kg. Riêng từ mùa này, lúa hữu cơ được các công ty thống nhất bao tiêu thu mua giá cố định 9.500 đồng/kg, trung bình 1 năm, HTX sản xuất 2 vụ tôm, 1 vụ lúa. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận bình quân từ 100 triệu đồng/ha/năm”, ông Lê Văn Mưa tiết lộ.

“Bà con thấy việc sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu hữu cơ nên cây lúa, con tôm phát triển tốt và bền vững, mỗi ký tôm, lúa bán ra được giá cao hơn so với thị trường. Vì thế, bà con gắn bó với mô hình này lắm”, theo ông Lê Văn Mưa

Địa phương tiếp sức

Theo Phòng nông nghiệp huyện Thới Bình, để hỗ trợ mô hình tôm lúa của xã Trí Lực nói riêng, huyện Thới Bình nói chung, ngành nông nghiệp địa phương đã hỗ trợ 50% chi phí giống và vật tư nông nghiệp cho vùng sản xuất lúa hữu cơ, lúa an toàn.

Từ hạt lúa đến con tôm, sản xuất đến đâu đều được doanh nghiệp thu mua hết đến đó, không để sót dù chỉ 1 hạt. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Hà Minh Sữa, Phó Chủ tịch UBND xã Trí Lực, mùa này, 183 hộ canh tác 300 ha lúa hữu cơ trên địa bàn các ấp 5, 7, 8, 9 và ấp Phủ Thờ được hỗ trợ 40 kg lúa giống (ST25), 62 kg phân hữu cơ. Phần lúa giống và phân hữu cơ còn lại, hộ dân tự chi trả. 

Bên cạnh đó, để giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất, địa phương còn kêu gọi doanh nghiệp tham gia để hỗ trợ bà con về mặt khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra. Các doanh nghiệp đều cam kết thu mua sản phẩm, đảm bảo đầu ra cho nông sản của nông dân. 

 “Nhờ chuyển đổi đúng hướng, cộng thêm sự tiếp sức của ngành nông nghiệp nên vài năm qua đời sống bà con trong xã không ngừng nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 10 lần so với thời điểm chia tách xã năm 2009. Và nay, xã đang phấn đấu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, do đó thu nhập của người dân tiếp tục tăng khả quan”, ông Sữa thông tin thêm.

Theo kế hoạch đến năm 2025 toàn huyện Thới Bình có khoảng 5.000ha lúa đạt chứng nhận hữu cơ. Ảnh: Trần Trung.

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho biết thêm, không chỉ HTX Trí Lực, tại huyện Thới Bình, nhiều tổ hợp tác, HTX khác cũng đã và đang mở rộng làm tôm sạch và lúa theo quy trình hữu cơ. Trên cơ sở đó, năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công nhận nhãn hiệu chứng nhận “Lúa sạch Thới Bình” và theo kế hoạch đến năm 2025 toàn huyện có khoảng 5.000 ha lúa đạt chứng nhận hữu cơ.

 “Từ thăng trầm rẫy mía, tâm lý ngao ngán mỗi mùa thu hoạch dội hàng, thiếu nhân công, giá mía lao dốc cùng với thời tiết thay đổi thất thường, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt khiến không ít người làm bỏ rẫy... Giờ cũng rẫy mía ngày nào đã thành vuông tôm, ruộng lúa, hiệu quả kinh tế thay đổi rõ nét. Nông dân Trí Lực giờ càng có cơ sở hy vọng và tha thiết hơn với đồng lúa, con tôm giàu tiềm năng của mình”, ông Hà Minh Sữa phấn khởi nói.

Trần Trung - Minh Sáng

Nguồn: https://nongnghiep.vn/bai-1-tri-luc-va-cuoc-loi-nguoc-dong-ngoan-muc-d303842.html

 

Hội nghị trực tuyến ngày 15/9 mở rộng kết nối, tầm nhìn tương lai cho những cánh đồng Việt Nam.

 

 

images2403707 BVL a 19

Hội nghị trực tuyến ngày 15/9 mở rộng kết nối, tầm nhìn tương lai cho những cánh đồng Việt Nam.

Công ty Mekong Organics có trụ sở tại Canberra (Australia) đã khởi động Dự án “Thúc đẩy chứng nhận thương mại thực phẩm hữu cơ giữa Australia và Việt Nam”, với sự tài trợ của Chính phủ liên bang Australia. Mở ra cơ hội thay đổi tư duy canh tác, gia tăng chất xám, tạo nền móng vững chãi cho nền nông nghiệp hữu cơ.

Mở ra cơ hội

Ngày 15/9, sự kiện được tổ chức trực tuyến có sự tham gia của khoảng 150 đại biểu từ 2 nước, bao gồm: đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp, Nước Môi trường Australia; Bộ Nông nghiệp- PTNT Việt Nam, Sở Nông nghiệp- PTNT của nhiều tỉnh- thành Việt Nam, đại diện các hiệp hội, hợp tác xã, nhiều chuyên gia nông nghiệp hữu cơ và nông dân khắp nơi trên cả nước. TS. Nguyễn Văn Kiền- Trưởng dự án, Giám đốc Công ty Mekong Organics- cho biết: Chính phủ Australia và Việt Nam đang mong muốn đa dạng hóa quan hệ hệ song phương, tạo tiềm năng to lớn cho trao đổi đôi bên cùng có lợi.

Thực tế trước khi bùng phát đợt dịch mới, trong 4 tháng đầu năm 2021 thương mại song phương giữa 2 nước Australia- Việt Nam đã tăng lên 34%. Chính phủ Australia thúc đẩy các cơ hội kinh doanh với Việt Nam; các doanh nghiệp 2 nước cũng có nhiều động thái kết nối, thúc đẩy cơ hội hợp tác làm ăn. Trong khi Việt Nam đã nhập khẩu thịt bò từ Australia, sẽ có thể mở rộng sang các lĩnh vực rượu vang, lúa mì; thì ở chiều ngược lại Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu các sản phẩm như: gạo hữu cơ, tôm, hạt điều, tiêu, dừa, cà phê,…

Trong bối cảnh đó, theo TS. Nguyễn Văn Kiền, thì Dự án “Thúc đẩy chứng nhận thương mại thực phẩm hữu cơ giữa Australia và Việt Nam” được Mekong Organics thực hiện từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022, sẽ tập trung vào các hoạt động được thiết kế nhằm mục tiêu mở rộng sản xuất và thương mại các sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam.

Tầm nhìn ra thế giới

Dự án có 3 phần: đào tạo (OFPCT), diễn đàn hợp tác thương mại hữu cơ Việt- Úc (AVOFT) và diễn đàn thương mại trực tuyến (AVOBT). Dự án sẽ tiến hành đào tạo cho ngành nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, với khoảng 200 thành viên tham gia, gồm: nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, nhân viên chính phủ, hiệp hội và phụ nữ ở Việt Nam về sản xuất, chứng nhận và thương mại thực phẩm hữu cơ sử dụng kinh nghiệm từ ngành nông nghiệp hữu cơ Australia và Việt Nam, với mục đích mở rộng thương mại song phương trong lĩnh vực này.

Tại diễn đàn hợp tác thương mại Việt- Australia, sẽ có một loạt các hội thảo trên web hoặc diễn đàn được tổ chức sau mỗi chương đào tạo ở phần 1 để thúc đẩy thương mại thực phẩm hữu cơ giữa Australia và Việt Nam. Chuỗi sự kiện diễn đàn sẽ có 4 phiên, tổ chức trong thời gian từ 1/11/2021- 31/3/2022. Còn diễn đàn thương mại trực tuyến, sẽ giải quyết vấn đề thiếu thông tin trong ngành nông nghiệp hữu cơ giữa 2 nước.

Trong chuỗi hoạt động của dự án, nhận thấy người nông dân sẽ là chủ thể quan trọng, có cơ hội nâng cao vai trò, vị trí của mình. Cơ hội tiếp cận sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt trong văn hóa, tập quán canh tác, quan trọng là “mở cửa sổ” cho nông dân Việt Nam nhìn ra thế giới. Tầm nhìn kết nối gia tăng chất xám, định hình nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hoàn thiện chuỗi sản xuất- chế biến- cung ứng thị trường.

Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG

Nguồn: http://www.baovinhlong.com.vn/kinh-te/202109/mo-cua-so-cho-nong-dan-nhin-ra-the-gioi-3081605/index.htm?fbclid=IwAR0xtLvNIwrlzcv2kgMasnwMGS6zksge3ccCesdxVfrmi3ubi8U1ZKHRD98 

Canh tác hữu cơ vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, canh tác hữu cơ được phổ biến như một phương pháp nông nghiệp giúp cắt giảm đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp và phân bón hóa học. Những phương pháp trong canh tác hữu cơ thường sử dụng phân xanh hoặc phân động vật.

Ngày 2/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn năm 2020-2030.

Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp hữu cơ, trong đó và trước hết là những giải pháp tạo vốn như: Giảm chi phí tăng tích lũy; Khuyến khích phát triển mô hình trang trại hữu cơ kết hợp với du lịch nông nghiệp; Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác thích hợp, Hoàn thiện chính sách và các hoạt động quản lý vĩ mô đối với nông nghiệp hữu cơ.

Thực phẩm hữu cơ (Organic) là gì? Liệu chúng có tốt như tin đồn? Đó là những vướng mắc của khá nhiều người khi muốn đặt niềm tin vào một nguồn thực phẩm sạch được đánh giá là xu hướng của xã hội hiện đại

Liên hệ

Địa chỉ: 54/17 Bùi Quang Là, P.12, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: (+84) 989 596 877

Email: vienhuucoachau@gmail.com

 

MAP

Facebook